Có lẽ với người dân ở các huyện nghèo thì xuất khẩu lao động (XKLĐ) dường như chỉ như giấc mơ khó mà thành thật. Khó là vậy nhưng không thể phủ nhận trong một vài năm trở lại đây, nhờ được tuyên truyền tích cực cũng như có thêm cơ hội rộng mở về chính sách mà ngày càng có thêm nhiều lao động được xuất ngoại đem về một khoản tiền không nhỏ làm giàu thêm cho kinh tế gia đình.
Đẩy lùi cái nghèo nhờ xuất khẩu lao động
Từ Hà Nội về đến Thanh Hoá mất khoảng hơn 2 tiếng chạy xe nhưng để vào đến các huyện nghèo có thể mất thêm 3 đến 6 tiếng nữa. Kể từ năm 2016 đến nay mặc dù công tác XKLĐ tại tỉnh còn gặp nhiều trở ngại nhưng không thể phủ nhận Thanh Hoá lại là tỉnh có số người đi XKLĐ nhiều nhất cả nước. Điều này như đem lại một sức sống mới cho cuộc sống của người lao động nơi đây.
Như trường hợp của anh Nguyễn Văn Tới là một điển hình thuộc diện nghèo tại huyện Như Xuân, Thanh Hoá. Bố mẹ già yếu, đau ốm triền miên, gia đình có con nhỏ mà bản thân lại không có học thức cao nên 2 vợ chồng anh cũng chỉ trông chờ vào việc làm ruộng, thu nhập chẳng đáng bao nhiêu lại mang gánh nặng cơm áo gạo tiền khiến gia đình anh luôn bế tắc bởi cái nghèo.
Nhưng sau khi được lắng nghe về các chính sách XKLĐ tại địa phương cũng như tìm hiểu và thấy được Nhật Bản đang có nhu cầu sử dụng lao động lớn, anh Tới quyết tâm đi làm việc nơi xứ người.
Tổng số vốn ban đầu anh bỏ ra khoảng 170 triệu, số tiền này đã bao gồm toàn bộ chi phí hợp đồng cũng như ăn học, vé máy bay của anh.
Sau đó anh xuất cảnh và làm việc ở một trang trại trồng rau bên Nhật được 3 năm. Sau 3 năm làm việc, trừ hết các chi phí ban đầu và các chi phí khác thì anh Tới tích góp được một khoản tiết kiệm khoảng 800 triệu đồng để mang về.
Anh Tới không nghĩ mình lại có được một số tiền lớn như vậy mà trước đây chỉ dám nằm mơ. Với số tiền đó anh vừa giảm bớt gánh nặng tài chính vừa dùng để xây sửa, mua sắm thêm cho gia đình, anh dự định năm 2020 sẽ quay lại Nhật làm việc thêm 2 năm nữa để đủ vốn sau đó trở về đầu tư kinh doanh nhỏ gần nhà.
Xuất khẩu lao động – cơ hội mới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn
Theo như lời của cán bộ công chức văn hoá – xã hội huyện Thường Xuân, Thanh Hoá thì Thường Xuân là một trong 7 huyện nghèo tại tỉnh. Người dân chẳng trông chờ gì ngoài việc làm nông nên kinh tế nhiều năm luôn rơi vào tình cảnh khó khăn. Vì vậy các chính sách XKLĐ được coi như một tương lai mới giúp người dân thoát nghèo.
Bên cạnh đi XKLĐ được biết đang là cách hiệu quả nhất giúp cho tỉnh giải quyết được vấn đề việc làm cho lao động trên địa bàn và cũng là cách tốt nhất giúp cho các hộ nghèo ở đây thoát khỏi cảnh nghèo, tăng kinh tế.
Tuy nhiên không phải ai cũng quyết tâm theo đuổi đến cùng, nhiều lao động sau vài tháng học tiếng xong lại quyết định không đi nữa một phần tâm lý còn sợ cảnh đất khách quê người xa xôi. Có người thì việc xa vợ con, gia đình nhiều năm khiến họ đắn đo và từ bỏ. Ngoài các lý do từ bản thân lao động thì phần lớn do vẫn còn không ít các công ty có mức phí cao hơn mức trung bình khiến người dân khó mà đáp ứng được.
Nhưng cũng không thể phủ nhận được trong vài năm gần đây, tỷ lệ lao động XKLĐ và thoát nghèo là không nhỏ. Trong đó, thị trường Nhật Bản là một điểm đến tiềm năng được nhiều lao động quan tâm.